Chào mừng bạn đến với

Cộng Đồng X

Đăng ký ngay!
*** THƯƠNG HIỆU MỚI THAM GIA CDX ***
*** THƯƠNG HIỆU LÀ THÀNH VIÊN CDX ***

Viết cho em, cô gái điếm buồn của tôi...

Meo-chan

Thành viên nổi tiếng
Tham gia
22/10/2020
Bài viết
213
Tôi hỏi cô gái ấy, "tuổi thơ em như vậy, cuộc đời như vậy, em có trách mẹ em không?" Cô ấy nhún vai rồi cười buồn, "cái số mình nó thế rồi, em chẳng trách gì bà ấy đâu chị ạ nhưng em không thương được..."

Cô gái ấy bỏ học năm lớp Tám để vào đời. Mẹ cô ấy dù đói khát dù nợ vây khốn vẫn nhất định không ra chợ mua thúng bán mẹt hay đi giúp việc cho nhà người khác dù năm ấy, tuổi bà còn khá trẻ và sức khỏe không gặp vấn đề gì lớn. Bà bảo bà không quen môi trường chợ búa, sức khỏe không tốt và không thể hạ mình trước những kẻ bà không phục.

Đứa trẻ mười ba tuổi trở thành lao động chính trong gia đình hai người. Tiền nợ, tiền sinh hoạt, tiền thuê nhà đè nặng lên đôi vai nhỏ. Ban đầu, nó đi giúp việc ở hàng ăn, lương chẳng đủ trang trải. Mẹ nó than trách, dằn vặt nó suốt mỗi đêm. Một ngày, mẹ nó bảo cô gái ở phòng trọ bên cạnh bảo quán cô ta đang làm cần tuyển thêm nhân viên, công việc nhàn hơn ở quán ăn mà lương lại hậu. Nó nghe mẹ theo chị hàng xóm đi làm. Chỗ làm mới này rất lạ, chong đèn bất kể ngày hay đêm, ánh đèn nhấp nháy loạn đủ sắc màu nhưng luôn tối tù mù.

Cứ thế, ngày tiếp ngày đêm nối đêm, nó bán lần đầu đời con gái mua cho mẹ nó một cái tủ lạnh, một cái máy giặt, một chiếc ti-vi mới và một cái đệm tốt. Nó mua cho mình được hai đôi guốc cao gót, ít son phấn và dăm cái váy một nhúm vải, vo viên có thể nắm trong lòng bàn tay. Còn dư ra ít tiền, mẹ nó bảo để mẹ nó giữ, sau này còn có ít vốn cho nó lấy chồng.

Năm đến rồi năm lại đi, nó đã có chứng minh thư, thoải mái vào nhà nghỉ thuê phòng với khách mà không cần phập phồng lo sợ như trước nữa. Nó đã khôn ngoan hơn, chỉ cần nhìn nét mặt là biết khách thích gì ghét gì, nhìn vào quần áo tướng mạo là biết khách nghèo khách giàu, nghe cách nói chuyện là biết khách chịu chơi hay khách dỏm. Nó cũng không còn làm ở cái quán tối tù mù ngày xưa nữa.

Lạ thay! Mẹ nó đến giờ vẫn luôn nghĩ là nó chỉ bưng bê ở một nhà hàng nào đó, trong sáng và đầy phẩm hạnh.

Tuổi Hai Mươi, nó bị rớt, phải vào trại phục hồi nhân phẩm. Mẹ nó không đến thăm, à không, có một lần bà đến gặp khi nó bị đưa về phường. Bà mắng nhiếc nó không tiếc lời, bảo nó làm bà nhục nhã, cả đời bà dù đói chết cũng phải giữ gia giáo. Bà nhờ các chú công an giáo dục hộ, bà bất lực và cảm thấy có lỗi với đời rất nhiều. Bà về!

Nó rời trại vào một ngày mùa Xuân, chẳng còn chỗ nào để về nên nó lại trở về nhà. Mẹ nó không mắng nó nữa, chỉ bảo trong thời gian nó đi, mẹ nó đã bán hết tất cả đồ đạc trong nhà để sinh tồn và còn nợ thêm một khoản. Nó ở nhà nghỉ ngơi hai ngày, ngày thứ ba thì bắt đầu lân la tìm gặp đám chị em cũ. Ngay chiều ấy, nó lại đi "bưng bê" cho một nhà hàng nào đó.

Hai mươi tám tuổi, mười lăm năm kinh nghiệm trong nghề "bưng bê", nó quyết định giải nghệ. Lí do: Ung thư cổ tử cung. Mẹ nó lại bưng mặt khóc, than trời trách đất, đấm ngực thùm thụp hỏi tuổi già của bà phải làm sao. Nó ôm túi hồ sơ bệnh án, bỏ nhà đi, vất vưởng trên phố.

Nó lại quay về nghề cũ, sức khỏe giảm sút, nhan sắc tàn tạ nên hú họa lắm mớt bắt được một vị khách say mềm, chủ yếu là tá túc với đám chị em nghề cho đến khi nó gặp một nhóm người lạ. Họ có một căn nhà chung, trích quỹ lương cá nhân để nó được trị bệnh. Nó cắt tử cung rồi, đời đàn bà xem như đã xong. Chẳng biết là may hay rủi mà tế bào ung thư không di căn, sức khỏe của nó tạm ổn, quãng sống cũng dài hơn. Nhiều năm qua, nó xem căn nhà chung là gia đình của mình, mỗi ngày cặm cụi may vá rồi chung tay chăm sóc những đứa con nó yêu như sinh mệnh dù không do nó thai nghén. Mỗi tháng, nó vẫn được trả lương năm triệu, nó dành một triệu góp vào quỹ chung của nhà còn bốn triệu gửi về cho mẹ nó.

Nhiều năm rồi, nó chưa bao giờ trở về thăm mẹ nó...
 

Ko Do

Thành viên nổi tiếng
Tham gia
21/05/2020
Bài viết
2,720
Sao lại có bà mẹ như thế, hy vọng ko phải là câu chuyện thật của đời e Meo :(
 

Mimosa

Girl Xinh
Tham gia
18/05/2020
Bài viết
208
Trong những năm tháng qua, mình đã gặp rất nhiều "nó" như vậy. Nhiều đến độ không thể đếm hết! Mỗi "nó" một cảnh đời và điểm chung duy nhất là họ bán thân xác họ để trả ơn người cho họ thân xác ấy. Như một phi vụ kinh doanh!
 
Top