Meo-chan
Thành viên nổi tiếng
- Tham gia
- 22/10/2020
- Bài viết
- 213
Nhân một ngày bão về miền Trung và có người nhắc đến chuyện chọc chó...
Nhà tôi ở mé sườn miền Trung, không lũ lụt nhưng thường xuyên bị ảnh hưởng từ hoàn lưu bão. Gió giật, mưa lùa luôn song hành với tuổi thơ tôi. Tôi của thuở ấy thậm chí không sợ hãi mà còn cảm thấy thích thú. Những ngày mưa gió về, nhà tôi luôn có nhiều lương thực hơn bình thường. Me tôi bảo, "cho lũ trẻ ăn no hơn để còn có sức mà chạy". Rồi bão qua đi, người lớn cũng sẽ phải vất vả với cuộc mưu sinh hơn, đồng nghĩa đứa trẻ như tôi sẽ có nhiều cơ hội lẻn đi rong chơi hơn.
Nhà tôi ở trên đồi, cả xóm chỉ hơn chục nóc nhà. Mà chẳng hiểu sao, xóm nhà tôi rất ít trẻ con, tôi còn đứa bé gái duy nhất. Mẹ tôi lại rất khó, bà không cho tôi chơi với lũ con trai ở dưới đồi vì chúng hay nghịch dại. Nên ngoài giờ học ở trường, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, tự học, tự chơi, giúp việc vặt linh tinh. Nhưng tôi vẫn là một đứa trẻ, vẫn thích rong chơi, khám phá thế giới bên ngoài cảnh cổng nhà.
Tôi chỉ chờ người lớn rời mắt là sẽ lẻn đi chơi. Tôi cũng chẳng thích chơi cùng lũ con trai. Tôi chơi một mình, theo cách tôi cảm thấy vui sướng nhất.
Tôi sẽ vác một chiếc gậy dài, tha thẩn đến nhà hàng xóm dưới dốc đồi. Nhà này có một con chó già, dù già nhưng nó vẫn còn rất hung dữ. Nó thường bị xích vào gốc cây mít cạnh cổng nhà ấy. Mỗi lần như thế, tôi sẽ lấp ló ở xa, quan sát xem con chó đã được xích chưa, cổng nhà có khóa chưa. Với tư duy của một đứa trẻ, tôi còn cẩn thận bẻ cành cây leo, buộc ba vòng khóa cổng để nhỡ con chó có xổng ra cũng sẽ không cắn tôi được. Trước đó, tôi từng bị chó cắn, phải tiêm phòng bệnh dại rất đau rồi.
Từ ngoài cổng, qua ô hàng rào, tôi sẽ dứ dứ chiếc gậy, múa may thế nào để con chó sủa ầm lên. Nó sủa, tôi thì gào. Gào cái gì thì đến giờ tôi cũng không còn nhớ, chỉ biết là rất vui. Nhưng tôi tuyệt đối không để gậy chạm vào con chó, khiến nó đau. Tôi chỉ chọc nó, không đánh nó.
Cũng có hôm, tôi không vác gậy mà cắp theo nửa cái bánh mì. Là bánh mì không. Tôi giấu mẹ để dành từ bữa sáng. Tôi ngồi ngoài cổng rào, xé bánh mì thành những mẩu nhỏ. Một mẩu đưa lên mồm thì một mẩu vứt vào cho con chó. Nó vẫn ăn. Tôi cười toe, kể cho nó nghe tôi đã giấu bánh mì thế nào, chuyện ở lớp ra sao, chuyện hôm trước bão về, chái bếp bị lật tung lên làm ba hôm liên tục nhà tôi chỉ ăn bánh mì và mì tôm. Chó thì không biết cười nhưng tôi nghĩ nó đang cười.
Cũng có lần, tôi vừa vác gậy vừa mang theo cả túm xương xẩu thu gom được từ công việc rửa bát tối hôm trước.
Giờ tôi đã rời ngọn đồi tuổi thơ. Con chó già cũng qua đời.
Nhà tôi ở mé sườn miền Trung, không lũ lụt nhưng thường xuyên bị ảnh hưởng từ hoàn lưu bão. Gió giật, mưa lùa luôn song hành với tuổi thơ tôi. Tôi của thuở ấy thậm chí không sợ hãi mà còn cảm thấy thích thú. Những ngày mưa gió về, nhà tôi luôn có nhiều lương thực hơn bình thường. Me tôi bảo, "cho lũ trẻ ăn no hơn để còn có sức mà chạy". Rồi bão qua đi, người lớn cũng sẽ phải vất vả với cuộc mưu sinh hơn, đồng nghĩa đứa trẻ như tôi sẽ có nhiều cơ hội lẻn đi rong chơi hơn.
Nhà tôi ở trên đồi, cả xóm chỉ hơn chục nóc nhà. Mà chẳng hiểu sao, xóm nhà tôi rất ít trẻ con, tôi còn đứa bé gái duy nhất. Mẹ tôi lại rất khó, bà không cho tôi chơi với lũ con trai ở dưới đồi vì chúng hay nghịch dại. Nên ngoài giờ học ở trường, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, tự học, tự chơi, giúp việc vặt linh tinh. Nhưng tôi vẫn là một đứa trẻ, vẫn thích rong chơi, khám phá thế giới bên ngoài cảnh cổng nhà.
Tôi chỉ chờ người lớn rời mắt là sẽ lẻn đi chơi. Tôi cũng chẳng thích chơi cùng lũ con trai. Tôi chơi một mình, theo cách tôi cảm thấy vui sướng nhất.
Tôi sẽ vác một chiếc gậy dài, tha thẩn đến nhà hàng xóm dưới dốc đồi. Nhà này có một con chó già, dù già nhưng nó vẫn còn rất hung dữ. Nó thường bị xích vào gốc cây mít cạnh cổng nhà ấy. Mỗi lần như thế, tôi sẽ lấp ló ở xa, quan sát xem con chó đã được xích chưa, cổng nhà có khóa chưa. Với tư duy của một đứa trẻ, tôi còn cẩn thận bẻ cành cây leo, buộc ba vòng khóa cổng để nhỡ con chó có xổng ra cũng sẽ không cắn tôi được. Trước đó, tôi từng bị chó cắn, phải tiêm phòng bệnh dại rất đau rồi.
Từ ngoài cổng, qua ô hàng rào, tôi sẽ dứ dứ chiếc gậy, múa may thế nào để con chó sủa ầm lên. Nó sủa, tôi thì gào. Gào cái gì thì đến giờ tôi cũng không còn nhớ, chỉ biết là rất vui. Nhưng tôi tuyệt đối không để gậy chạm vào con chó, khiến nó đau. Tôi chỉ chọc nó, không đánh nó.
Cũng có hôm, tôi không vác gậy mà cắp theo nửa cái bánh mì. Là bánh mì không. Tôi giấu mẹ để dành từ bữa sáng. Tôi ngồi ngoài cổng rào, xé bánh mì thành những mẩu nhỏ. Một mẩu đưa lên mồm thì một mẩu vứt vào cho con chó. Nó vẫn ăn. Tôi cười toe, kể cho nó nghe tôi đã giấu bánh mì thế nào, chuyện ở lớp ra sao, chuyện hôm trước bão về, chái bếp bị lật tung lên làm ba hôm liên tục nhà tôi chỉ ăn bánh mì và mì tôm. Chó thì không biết cười nhưng tôi nghĩ nó đang cười.
Cũng có lần, tôi vừa vác gậy vừa mang theo cả túm xương xẩu thu gom được từ công việc rửa bát tối hôm trước.
Giờ tôi đã rời ngọn đồi tuổi thơ. Con chó già cũng qua đời.