Người đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, sẽ rất dễ gặp nhiều biến chứng. Trong đó, bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng rất hay gặp, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh thận đái tháo đường
Thận có chức năng chính là lọc máu, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Ở người đái tháo đường, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức, hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài.
Lúc đầu protein xuất hiện trong nước tiểu một lượng rất nhỏ, nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này rất có hiệu quả, chức năng thận sẽ không bị giảm. Nếu để muộn các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein niệu lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần. Cuối cùng thận bị mất hoàn toàn chức năng, gọi là suy thận giai đoạn cuối, đòi hỏi phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài.
Ngoài kiểm soát đường không tốt thì bệnh nhân có tăng huyết áp, bị tiểu đường lâu năm, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu… là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh thận đái tháo đường.
Dấu hiệu của bệnh thận đái tháo đường
Trong giai đoạn đầu, thận vẫn còn khả năng tăng cường hoạt động để bù trừ cho các mao mạch bị tổn thương. Vì vậy chức năng thận vẫn bình thường, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên khi số mao mạch bị tổn thương tăng lên, thận dù hoạt động mạnh hơn nhưng vẫn không bù trừ được và các triệu chứng của suy thận sẽ xuất hiện.
Các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, ví dụ phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của suy thận nhưng cũng có thể tăng huyết áp đã có từ trước (thường ở người tiểu đường tuýp 2) và nó thúc đẩy bênh thận đái tháo đường nặng thêm.
Khi bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc thận nặng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu, lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch ở lại trong lòng mạch máu, dẫn tới dịch bị thoát ra ngoài làm bệnh nhân bị phù rất to toàn thân, có cổ chướng và có thể tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim… gọi là hội chứng thận hư. Bệnh nhân bị hội chứng thận hư này cũng dễ tiến triển đến suy thận nặng.
Phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường
– Kiểm soát tốt đường huyết: luôn giữ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (dưới 7mmol/l lúc đói và dưới 10mmol/l sau ăn 2 giờ). Ngoài sử dụng thuốc có thể dùng thêm các thảo dược hỗ trợ như mướp đắng, dây thìa canh, tảo spirulina… giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra.
– Kiểm soát tốt huyết áp (HA):≤ 120/80mmHg. Bốn cách đơn giản để hạ huyết áp phải thực hiện đồng thời là: giảm cân (nếu có thừa cân); ăn nhạt; bỏ rượu, thuốc lá và tập thể dục đều đặn. Nếu các biện pháp này không có hiệu quả thì cần dùng các thuốc hạ huyết áp sớm.
– Chế độ ăn: Ăn giảm chất đạm (0,6 – 0,8g protein/kg thể trọng/ngày) để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn. Tuy nhiên với người bị bệnh thận đái tháo đường, chế độ ăn giới hạn protein phải rất thận trọng và cần có sự đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng.
Bệnh thận đái tháo đường rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Nếu đã bị bệnh thận đái tháo đường thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa biến chứng thận nặng lên và hạn chế nguy cơ suy thận nặng phải điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận.
Nguyên nhân của bệnh thận đái tháo đường
Thận có chức năng chính là lọc máu, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Ở người đái tháo đường, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức, hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài.
Lúc đầu protein xuất hiện trong nước tiểu một lượng rất nhỏ, nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này rất có hiệu quả, chức năng thận sẽ không bị giảm. Nếu để muộn các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein niệu lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần. Cuối cùng thận bị mất hoàn toàn chức năng, gọi là suy thận giai đoạn cuối, đòi hỏi phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài.
Ngoài kiểm soát đường không tốt thì bệnh nhân có tăng huyết áp, bị tiểu đường lâu năm, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu… là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh thận đái tháo đường.
Dấu hiệu của bệnh thận đái tháo đường
Trong giai đoạn đầu, thận vẫn còn khả năng tăng cường hoạt động để bù trừ cho các mao mạch bị tổn thương. Vì vậy chức năng thận vẫn bình thường, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên khi số mao mạch bị tổn thương tăng lên, thận dù hoạt động mạnh hơn nhưng vẫn không bù trừ được và các triệu chứng của suy thận sẽ xuất hiện.
Các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, ví dụ phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của suy thận nhưng cũng có thể tăng huyết áp đã có từ trước (thường ở người tiểu đường tuýp 2) và nó thúc đẩy bênh thận đái tháo đường nặng thêm.
Khi bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc thận nặng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu, lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch ở lại trong lòng mạch máu, dẫn tới dịch bị thoát ra ngoài làm bệnh nhân bị phù rất to toàn thân, có cổ chướng và có thể tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim… gọi là hội chứng thận hư. Bệnh nhân bị hội chứng thận hư này cũng dễ tiến triển đến suy thận nặng.
Phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường
– Kiểm soát tốt đường huyết: luôn giữ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (dưới 7mmol/l lúc đói và dưới 10mmol/l sau ăn 2 giờ). Ngoài sử dụng thuốc có thể dùng thêm các thảo dược hỗ trợ như mướp đắng, dây thìa canh, tảo spirulina… giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra.
– Kiểm soát tốt huyết áp (HA):≤ 120/80mmHg. Bốn cách đơn giản để hạ huyết áp phải thực hiện đồng thời là: giảm cân (nếu có thừa cân); ăn nhạt; bỏ rượu, thuốc lá và tập thể dục đều đặn. Nếu các biện pháp này không có hiệu quả thì cần dùng các thuốc hạ huyết áp sớm.
– Chế độ ăn: Ăn giảm chất đạm (0,6 – 0,8g protein/kg thể trọng/ngày) để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn. Tuy nhiên với người bị bệnh thận đái tháo đường, chế độ ăn giới hạn protein phải rất thận trọng và cần có sự đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng.
Bệnh thận đái tháo đường rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Nếu đã bị bệnh thận đái tháo đường thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa biến chứng thận nặng lên và hạn chế nguy cơ suy thận nặng phải điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận.